Lan Kim Điệp vàng: Lan rừng chơi tết
Lan Kim Điệp - Dendrobium Capillipes ( Dendrobium ejirii ) cũng là loài lan nở hoa vào mùa xuân, có hương thơm dịu dàng và được nhiều nhà vườn trồng để chơi tết. Cũng giống như nhiều loài lan rừng đặc biệt như Giả Hạc, Long Tu, Thủy Tiên (Kiều) thì Lan Kim Điệp cũng có một lượng anh chị em rất yêu thích sưu tầm trồng và kinh doanh.
trồng vào chậu để bàn trông rất đẹp
Nói về loài lan này khi chưa được trồng thuần sống ngoài môi trường thiên nhiên Kim Điệp bám vào những thân cây lớn để sinh trưởng và phát triển. Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật trồng, bón phân, môi trường sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho lan Kim Điệp.
Lịch sử quá trình tìm kiếm và công bố:
Kim Điệp được công bố vào năm 1867 và sống phổ biến tại các nước Châu Á như: Miến Điện, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, Kim Điệp sống phổ biến tại tỉnh núi rừng Tây Nguyên giống như Thủy Tiên có hai loại một ra hoa và mùa hè và một nở vào mùa xuân, loại nở vào mùa xuân thì được trồng phố biến hơn ngoài mục đích trồng sưu tầm thì còn mục đích kinh doanh hoa lan cho ngày tết.
Hình dáng lan Kim Điệp
- Thân ngắn: lù lù, có rãnh, cây mập, hoa nở có màu vàng, môi xòe to, ở chính giữa có màu đậm hơn, rụng lá khi ra hoa, hoa nở kéo dài khoảng 10 – 15 ngày.
hình dáng Lan Kim Điệp vàng qua một bản vẽ mô phỏng vector
Môi trường sinh trưởng và phát triển:
Sống dựa vào các thân cây lớn, không chịu được ẩm ướt, ưa nắng nhiều. Khi trông thuần chúng ta nên trồng bó vào gỗ lụa tốt hơn trồng với Dzớn, ngoài ra thì bạn có thể trồng trong chậu, nhưng chậu phải thoáng và thoát nước tốt. Để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển.
Phân bón và tưới nước:
Cũng giống như nhiều loài lan rừng nếu Kim Điệp mới đưa từ rừng về cây chưa thuần thì bạn cũng cần phải có kinh nghiệm chăm sóc cẩn thận. Đối với Kim Điệp như đã nói ở trên chúng ta nên ghép lụa (gỗ) là thích hợp nhất, khi bắt đầu ghép bạn để trong mát trắng mưa trực tiếp cũng như chi tưới phun sương là được rồi. Không được xít các loại phân này kia để cây tránh tình trạng cây bị úng thối. Khoảng 5 – 7 ngày bạn có thể mang ra vườn lan của mình rồi bắt đầu tưới nước cho lan. Cũng giống như nhiều loài khác bạn bón phân với hàm lượng lúc cây con còn bé thì bón phân có hàm lượng Đạm cao để kích thích cây phát triển, đến giai đoạn cây trưởng thành chúng ta bón phân có tỉ lệ Lân cao và đến giai đoạn chuẩn bị ra hoa bạn lại bón phân có hàm lượng Kali nhỉnh hơn các hàm lượng khác để kích thích cây ra bông, hoa đạt hơn cũng như chuẩn bị cho giai đoạn đẻ các chồi con mới.
Lan Kim Điệp thích hợp trồng với gỗ lúa
Nhân giống và trồng kinh doanh:
Với môi trường thuận lợi, sau thời gian ra hoa cây sẽ bắt đầu đẻ các mầm con để tiếp tục chu kỳ sinh trưởng và phát triển bình thường, khoảng thời gian cây nghỉ đông để chuẩn bị ra hoa nếu bạn không chơi hoa và muốn nhân giống thì có thể tưới các phân như B1 vào thân, pha thật loãng tưới một lần một tuần lên thân cây để kích thích cây đẻ mầm con thay vì ra hoa. Còn bình thường thì bạn nên tưới vào gốc nhé.
Lan Kim Điệp thuộc lan rừng cần được bảo tồn
Trồng kinh doanh: mấy năm gần đây nhu cầu chưng lan trong các dịp lễ tết hay các ngày lễ lớn được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây Nam Bộ… mở ra một mô hình kinh tế mới cho các hộ dân, đặc biệt các tỉnh rừng núi Tây Nguyên. Lan Kim Điệp cũng vì thế mà bị khai thác rất nhiều, gần như bị tuyệt chủng để phục vụ cho nhu cầu tại các thành phố lớn. Cây lan được trồng rất phong phú, như ghép vào các thân cây lớn, trồng trong chậu nhỏ để bàn ….. có giá từ vài trăm đến hàng chục triệu đông một sản phẩm như thế.
Khai thác trồng nhưng cũng phải chính sách bảo tồn hợp lý, mới đây loài lan này cũng đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và cấy mô thành công. Để bảo tồn giống loài Kim Điệp, nhưng cũng chính các nhà khoa học cũng phải lên tiếng khẳng định rằng lan Kim Điệp rất quý hiểm cùng với diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp nên cần phải bảo tồn giống loài lan.
ngoài việc bó lụa bạn có thể trồng vào chậu là một ý tưởng độc đáo
Sau khi bó lụa để khoảng 3 - 4 ngày sau đó treo ra vườn lan.
www.cachtronglan.com
0 nhận xét Blogger 0 Facebook